Tự học Lập trình Python qua ví dụ - Cấu trúc điều khiển

ngày 10-03-2023

Ngôn ngữ lập trình Python được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, từ khoa học dữ liệu, trí tuệ nhân tạo, đến lập trình web, phát triển ứng dụng di động, đồ họa, và nhiều lĩnh vực khác. Python có nhiều thư viện và framework được phát triển miễn phí, kèm theo đó là cộng đồng phát triển vô cùng lớn, hỗ trợ người lập trình giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng hơn.
Python có cú pháp đơn giản, dễ hiểu nên việc tự học lập trình Python dễ dàng hơn những ngôn ngữ khác rất nhiều.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về cấu trúc điều khiển thông qua các ví dụ đơn giản.
Cấu trúc điều kiện if-else là cấu trúc cho phép kiểm tra một điều kiện và thực hiện một hành động nếu điều kiện đúng và một hành động khác nếu điều kiện sai. Cấu trúc điều kiện if-elif-else là cấu trúc cho phép kiểm tra nhiều điều kiện khác nhau và thực hiện một hành động tương ứng với mỗi điều kiện.
Hãy cùng thực hành cấu trúc điều kiện qua các ví dụ sau nhé

Bài 1: Ví dụ tự học Lập trình Python: Kiểm tra một số nguyên được nhập vào là số chẵn hay lẻ

Yêu cầu: Viết chương trình kiểm tra một số nguyên được người dùng nhập vào là số chẵn hay lẻ
Hướng dẫn thực hiện: Sử dụng hàm input() để yêu cầu người dùng nhập vào một số nguyên bất kỳ, chuyển đổi giá trị đó từ chuỗi thành số nguyên bằng hàm int(). Sử dụng toán tử % để kiểm tra xem số đó có chia hết cho 2 hay không. Nếu có, số đó là số chẵn, in ra thông báo số chẵn. Ngược lại, in ra thông báo số lẻ.
Các hàm và toán tử sử dụng trong ví dụ trên:
  • Int() : chuyển đổi giá trị của một biến hoặc một chuỗi thành số nguyên
  • Input() : là hàm yêu cầu người dùng nhập một giá trị từ bàn phím. Hàm này sẽ trả về giá trị dạng chuỗi.
  • %: là toán tử chia lấy dư, được sử dụng để thực hiện phép chia lấy dư của 2 số.
  • Number: là tên biến dùng để lưu trữ giá trị mà người dùng nhập vào

Bài 2: Ví dụ tự học Lập trình Python: Kiểm tra số được nhập vào là số dương hay âm

Yêu cầu: Viết chương trình kiểm tra một số được người dùng nhập vào là số dương hay âm
Hướng dẫn thực hiện: Sử dụng hàm input() để yêu cầu người dùng nhập vào một số nguyên. Chuyển đổi giá trị chuỗi thành số nguyên bằng cách sử dụng hàm int(). Sau đó kiếm tra số đó có lớn hơn 0 hay không. Nếu có, số đó là số dương, in ra thông báo tương ứng. Nếu không, kiểm tra xem số đó nhỏ hơn 0 hay không. Nếu có, số đó là số âm, in ra thông báo tương ứng. Ngược lại, in ra thông báo số không âm không dương.
 

Bài 3: Ví dụ tự học Lập trình Python: Kiểm tra điểm thi và đưa ra thông báo

Yêu cầu: Viết chương trình kiểm tra điểm thi được người dùng nhập vào được xếp hạng gì và đưa ra thông báo
Hướng dẫn thực hiện: Sử dụng hàm input() để yêu cầu người dùng nhập vào điểm thi, chuyển đổi giá trị chuỗi thành số thực bằng cách sử dụng hàm float(). Sau đó kiểm tra xem điểm thi có nằm trong khoảng từ 0 đến 10 hay không. Nếu điểm thi không hợp lệ, sẽ in ra thông báo và yêu cầu người dùng nhập lại.
Nếu điểm thi hợp lệ, kiểm tra điểm thi thuộc khoảng nào để in ra thông báo:
- Điểm thi nhỏ hơn 5: in ra thông báo “Bạn đã trượt kỳ thi”
- Điểm thi từ 5 đến 6.99: in ra thông báo “Bạn đã đạt điểm trung bình”
- Điểm thi từ 7 đến 7.99: in ra thông báo “Bạn đã đạt điểm khá”
- Ngược lại: in ra thông báo “Bạn đã đạt điểm xuất sắc”

Bài 4: Ví dụ tự học Lập trình Python: Kiểm tra xem một giá trị có nằm trong một danh sách hay không

Yêu cầu: Viết chương trình kiểm tra giá trị người dùng nhập vào có nằm trong một danh sách cho sẵn hay không
Hướng dẫn thực hiện: Sử dụng hàm input() để yêu cầu người dùng nhập vào một giá trị cần tìm. Sau đó, sử dụng toán tử in để kiểm tra xem giá trị vừa nhập có nằm trong danh sách hay không. Hiển thị thông báo phù hợp.
Ở ví dụ trên có sử dụng toán tử in. Toán tử in dùng để kiểm tra xem một giá trị có tồn tại trong một chuỗi, danh sách hoặc bất kỳ đối tượng nào khác có thể được lặp lại (iterable) hay không. Cú pháp của toán tử in như sau:
Ở đây, value là giá trị cần kiểm tra và iterable là một đối tượng có thể được lặp lại như danh sách (list), bộ (tuple), chuỗi (string), tập hợp (set), hoặc bất kỳ đối tượng iterable nào khác.

Bài 5: Bài tập ví dụ tự học Lập trình Python: Kiểm tra độ dài của một chuỗi và đưa ra thông báo tương ứng

Yêu cầu: Viết chương trình kiểm tra độ dài của một chuỗi được người dùng nhập vào và đưa ra thông báo
Hướng dẫn thực hiện: Ở ví dụ này, chúng ta yêu cầu người dùng nhập một chuỗi bằng câu lệnh input(). Sau đó kiểm tra độ dài của chuỗi sử dụng hàm len(). Nếu độ dài chuỗi bằng 0, thông báo cho người dùng “chuỗi rỗng”. Nếu độ dài chuỗi nhỏ hơn 5, thông báo “chuỗi quá ngắn”. Nếu độ dài chuỗi lớn hơn 20, thông báo “chuỗi quá dài”. Ngược lại, thông báo cho người dùng biết rằng “chuỗi có độ dài hợp lệ”.

Bài 6: Bài tập ví dụ tự học Lập trình Python: cấu trúc điều kiện lồng nhau

Yêu cầu: Viết một chương trình cho phép người dùng nhập vào một số nguyên dương, sau đó kiểm tra xem số đó có phải là số nguyên tố không, xuất ra thông báo tương ứng.
Hướng dẫn thực hiện: Đặt biến string để nhận dữ liệu người dùng nhập vào. Chúng ta kiểm tra nếu giá trị đó nhỏ hơn hoặc bằng 1 thì đó không phải là số nguyên tố. Ngược lại, sử dụng một biến boolean (kiểu dữ liệu cơ sở, chỉ có 2 giá trị True hoặc False) is_prime để theo dõi xem n có phải là số nguyên tố hay không. Sau đó, dùng vòng lặp for để kiểm tra xem n có chia hết cho bất kỳ số nguyên dương nào khác nó và 1 hay không. Nếu có, is_prime được đặt về False và vòng lặp được kết thúc sớm bằng lệnh break và sử dụng một câu lệnh if-else lồng nhau để đưa ra thông báo tương ứng.
Trên đây là các ví dụ rất dễ hiểu để học lập trình Python cơ bản. Chúc các bạn thành công!
Trung tâm Tin học - ĐHKHTN
 
 

 

ai
Trung Tâm Tin Học
ai
Trung Tâm Tin Học
Chào mừng bạn đến với Trung Tâm Tin Học.
Bạn đang cần hỗ trợ thông tin gì ạ? Hãy Chat ngay với chúng tôi nhé.