ngày 19-02-2016
Chắc hẳn chúng ta vẫn thường nhắc đến những từ như “Thiết kế đồ họa”, “Đồ họa đa truyền thông”, Multimedia Graphic Design,… Và khắp nơi xung quanh chúng ta rất nhiều sản phẩm được tạo ra từ “Thiết kế đồ họa”, từ bảng hiệu cửa hàng, cho đến những hình vẽ trên áo, trang web chúng ta đang đọc bài này đây… Đâu đâu chúng ta đều có thể thấy sự ứng dụng của sản phẩm đồ họa.
Trang vi.wikipedia.org đã có một định nghĩa đầy đủ như sau: Đồ họa là một lĩnh vực truyền thông trong đó thông điệp được tiếp nhận qua con đường thị giác. Thiết kế đồ họa là tạo ra các giải pháp bằng hình ảnh cho các vấn đề truyền thông. Nói cách khác Đồ họa là sự kết hợp giữa nghệ thuật và thông tin. Và Thiết kế đồ họa là loại hình nghệ thuật ứng dụng, kết hợp hình ảnh chữ viết và ý tưởng MỘT CÁCH SÁNG TẠO để truyền đạt thông tin HIỆU QUẢ VÀ THÚ VỊ qua các hình thức ấn phẩm in ấn và trực tuyến...
Thiết kế đồ họa được nhận định là 1 trong 10 lĩnh vực HOT nhất trong thập kỉ. Xu hướng phát triển của nền công nghiệp quảng cáo truyền thông & trực tuyến đã kéo theo sự KHÁT đội ngũ nhân lực thiết kế đồ họa có năng lực, công việc với mức lương mơ ước cùng với sự săn đón và đãi ngộ người tài, vì công ty nào cũng cần cho mình ít nhất 1 người thiết kế.
Vậy người làm nghề thiết kế đồ họa cần hội đủ những yếu tố nào để bước vào nghề? Và định hướng mảng nghề phù hợp nhất cho bạn có trong lĩnh vực đồ họa.
1. NHỮNG YẾU TỐ CẦN CHO NGƯỜI THIẾT KẾ ĐỒ HỌA
Đầu tiên đó là lòng yêu nghề, đam mê đồ họa. Cái này luôn được xem như yếu tố hàng đầu, vì nếu không đam mê, không yêu thích công việc của bản thân thì sớm hay muộn cũng… chia tay với nghề mà thôi. Một người thầy dạy về lập trình đã từng bảo rằng: “Khi lướt web, gặp tài liệu bài viết nào về đồ họa, thầy cũng save lại hết. Nhưng thú thật là ngồi coding hàng giờ cũng không mệt bằng ngồi thiết kế 30 phút”. Như chúng ta có thể thấy, thầy đã “sống” cùng lập trình cho nên thầy luôn hứng thú say mê khi làm hay nói về lập trình, mặc dù thầy cũng muốn tìm tòi cái mới lạ của đồ họa.
Tiếp theo đó là cần cù, chịu khó. Dù miệng cứ nói… “tôi yêu đồ họa!”. Nhưng khi đụng đến công việc hay học đồ họa được một chút thôi, ý nghĩ “Để mai tính!” lại xuất hiện…thì thua à nha! Minh chứng đã cho thấy là những thiên tài trong tất cả các lĩnh vực thì có đến 90% thuộc về sự chăm chỉ, chỉ có 10% thuộc về tài năng bẩm sinh. Càng đam mê, càng tìm tòi thì càng say mê với lĩnh vực mà mình đã chọn.
Ngoài ra, thêm một chút khiếu thẩm mỹ, sự khéo tay,… Về khiếu thẩm mỹ, thực ra ai cũng có, chỉ là có ít hay có nhiều. Minh chứng rõ ràng nhất là khi nhìn thấy một bông hoa bạn vẫn nhận định được nó là đẹp hay xấu, hoặc một tà áo dài thướt tha cũng làm bạn xao xuyến,…
Sẽ rất là thiếu xót nếu không nhắc đến tính sáng tạo – một yếu tố quan trọng không kém sự đam mê hay chăm chỉ để thành công trong nghề thiết kế này! Bạn có một kiểu mẫu thiết kế rất đẹp, được nhiều khách hàng ưng ý và khen ngợi. Lần đầu họ bảo: “Tuyệt lắm!”, nhưng lần hai gặp kiểu mẫu tương tự, họ sẽ bảo “Tốt, tốt!”, lần thứ ba có thể họ còn kiên trì “ừa, tạm ổn!”, nhưng đến lần thứ tư, thứ năm, có thể họ sẽ… tìm người thiết kế khác.
2. LÀM SAO BIẾT BẢN THÂN MÌNH PHÙ HỢP VỚI NGHỀ THIẾT KẾ ĐỒ HỌA HAY KHÔNG?
Hãy tìm bất kỳ một vật nào đó và hãy hình dung xem bạn có thể làm có trở nên đẹp hơn đến mức nào. Bạn có thường đi xem triễn lãm không? Thường các gian hàng hay tặng bạn một cây bút để ghi thông tin. Giữa một gian hàng tặng một cây bút bình thường và cũng cây bút tương tự, nhưng gian hàng khác đính thêm chiếc nơ thì bạn sẽ thích cây bút nào hơn? Rõ ràng là bạn sẽ thích cây bút có chiếc nơ hơn đúng không? Người ta đã làm cây bút đẹp hơn nhờ vào chiếc nơ, còn bạn thì sao? Hãy cùng tư duy nào!
Hãy tìm một số tài liệu tham khảo về đồ họa. Hãy đọc chúng và xem xem chúng có đủ hấp dẫn chúng ta không? Bạn có thể tìm được rất nhiều tài liệu hay về đồ họa từ Internet, nhà sách,…
Hãy tham gia một vài khóa học ngắn hạn về đồ họa để xem chúng ta có đủ hứng thú và hăng hái khi tham gia không? Một vài khóa học chúng ta có thể tham gia như: Xử lý ảnh với Photoshop, Thiết kế sản phẩm với Illustrator, Thiết kế quảng cáo với CorelDraw, Thiết kế giao diện Web cơ bản,…
Tiếp đến khi đã có chút căn bản về ngành này, bạn hãy tự tạo những bản thiết kế mang dấu ấn cho riêng mình như: namecard, album ảnh, profile cá nhân, và tham gia các công việc liên quan đến Đồ họa để tự kiểm tra xem mình có đủ khả năng làm việc và chịu áp lực công việc này hay không?
3. CÁC HƯỚNG ĐI CỦA NGÀNH ĐỒ HỌA CÓ PHÙ HỢP VỚI BẠN?
Đồ họa là một trong ít ngành nghề đa dụng. Và sau đây là sơ lược những hướng thông dụng và mang tính thị trường nhất trong thời điểm hiện nay.
1. Thiết kế sản phẩm in ấn - quảng cáo: Nghề thông dụng, sức cạnh tranh cao. Đây là mảng ứng dụng lớn nhất và phát triển nhất của ngành Đồ họa tại TP HCM nói riêng và Việt Nam nói chung, cho đến thời điểm hiện tại.
a. Chúng ta sẽ làm được gì?
b. Cần trang bị gì?
2. Thiết kế Web: Nghề “hot”, thị trường đang “khát” nhân lực. Đây là 1 mảng nghề nhận thấy rõ ràng sự giao thoa giữa mỹ thuật và công nghệ, cũng như tập hợp yếu tố năng động và nhạy bén, cập nhật xu hướng nhanh, nếu không muốn là người thiết kế lỗi thời. Hay như trong một bài viết của tờ báo công nghệ Echip đã nhận định đây là nghề “hái ra tiền”.
Đây cũng là một kĩ năng mà người thiết kế sản phẩm đồ họa hay thường “phớt lờ” hoặc gạt bỏ chúng ra khỏi danh sách “kĩ năng cần thiết cho công việc”. Và hệ quả là rất nhiều học viên hoặc sinh viên theo học lĩnh vực thiết kế đồ họa 2D đã không kịp ứng biến khi làm việc trong môi trường thực tế, đòi hỏi kỹ năng thiết kế hoặc thay đổi giao diện web mới, hoặc thiết kế các banner quảng cáo trực tuyến dạng động cho doanh nghiệp,…
a. Chúng ta sẽ làm được gì?
b. Cần trang bị gì?
3. Đồ Họa 3D: Nghề chuyên môn. Hướng này đòi hỏi nền tảng từ đồ họa 2D và cần thêm chuyên môn về ngành nghề liên quan!
a. Làm được gì?
b. Cần trang bị gì?
4. Đồ họa đa phương tiện (Multimedia): Nghề “không đụng hàng”, tiềm năng phát triển lớn.
a. Chúng ta làm được gì?
b. Cần trang bị gì?
4. TIỀM NĂNG: Tiềm năng làm việc của ngành Đồ họa là rất lớn vì bất kì công ty nào cũng cần ít nhất 1 người thiết kế. Chúng ta có thể tham gia làm việc tại các công ty chuyên thiết kế quảng cáo, các studio nghệ thuật, các công ty sản xuất phần mềm Multimedia, cơ quan truyền hình, báo chí… thậm chí, nếu có điều kiện bạn cũng có thể thành lập công ty riêng. Như đã nói ở trên, khi người thiết kế có thể dễ dàng ứng biến và xoay trở trong công việc thực tế, thì ngành đồ họa mới phát huy hết được tính đa dụng của nó trong đời sống.
5. CHÚNG TA CÓ THỂ HỌC ĐỒ HỌA Ở ĐÂU?
a. Tự học thông qua sách – Internet: Chúng ta sẽ bắt gặp được những điều thú vị và bổ ích trên sách và các trang web, các diễn đàn thảo luận. Đây là phương pháp dành cho người không có thời gian và biết xử lý cũng như chắt lọc những điều được cập nhật qua các kênh, cũng như có kiến thức nhất định về lĩnh vực họ đang quan tâm tìm hiểu thêm qua internet.
b. Học ở Trường – Trung tâm tin học: Chúng ta sẽ không tự mò mẫm tìm lối đi mà sẽ có người hướng dẫn chúng ta hướng đến một nền tảng vững chắc trong một thời gian ngắn khi tham gia học tập tại các trường đào tạo.
Và chương trình Kỹ thuật viên Đồ họa, Thiết kế Web, hoặc các chuyên đề về 3D, Vẽ kĩ thuật, Kỹ xảo phim,…của TTTH Đại học Khoa Học Tự Nhiên TP HCM với phương châm “Học Thực Tế - Làm Thực Tế - cập nhật xu hướng công nghệ vào thiết kế của bạn” đã nhận được sự tích cực tham gia của hơn 300 lượt học viên đang theo học chương trình đào tạo đặc biệt, thực hành đa cấp độ, định hướng sự ứng biến linh hoạt giữa Đồ Họa – Web này.
6. LỜI KẾT: Thiết kế đồ họa là một ngành đa dụng, đa năng, một ngành nghề “hot” và khát nhân lực. Vì vậy khi đã nhận định chúng ta hội đủ yếu tố cần có của người thiết kế & tham gia vào ngành nghề này sẽ không phải lo ngại về việc làm hay thu nhập! Hi vọng bài viết này giúp bạn có một cái nhìn tổng quan và lựa chọn được một hướng đi trong ngành Đồ họa!
Ngành Đồ họa – Trung tâm Tin học ĐH Khoa học Tự nhiên TP.HCM
Hotline: 0914 251 119