Tại sao muốn thành công, các nhà phát triển cần có một ứng dụng MVP?
ngày 15-04-2016
Dự đoán đến năm 2017, thị trường ứng dụng di động sẽ có giá trị khoảng 77 tỷ đô. Tuy nhiên, 90% ứng dụng di động ngày nay chỉ nhận được không quá 500 lượt download một ngày – ngoài các vấn đề chủ yếu do giao diện người dùng, hiệu suất kém,… không nghiên cứu thị trường cũng dẫn đến sự thất bại của ứng dụng. Vậy làm thế nào để bạn tránh được điều này, đó là bạn nên tạo một ứng dụng MVP. MVP là một cách dễ dàng để bạn cải thiện chiến lược phát triển di động của bạn, giúp bạn có thể định hướng phát triển cũng như dễ dàng thấy được cơ hội thành công mà ứng dụng bạn đang tạo có thể đạt được. Nếu bạn đang muốn tìm hiểu MVP là gì và lý do tại sao nó lại rất quan trọng đối với việc phát triển ứng dụng của bạn. Bài viết dưới đây được Andrei Klubnikin chia sẻ sẽ giúp bạn hiểu được vấn đề.
Một ứng dụng MVP là gì?
"MVP" là từ viết tắt của “Minimum Viable Product” tạm dịch là “sản phẩm khả dụng tối thiểu”. Trong phát triển ứng dụng di động, MVP là một phiên bản rút gọn của một ứng dụng. Nó được phát hành ra thị trường trước khi ra mắt ứng dụng và cung cấp các chức năng rất cơ bản của sản phẩm cuối cùng.
Hầu hết những người “non-tech” sẽ nghĩ một MVP là một sản phẩm chưa hoàn thiện và nó đang dần dần hoàn thiện. Và họ đã sai. Nếu bạn muốn tạo ra một chiếc xe thể thao siêu nhanh, bạn không thể phát hành nó cho người dùng theo từng bộ phận. Khách hàng tiềm năng của bạn cần một cái gì đó họ có thể chạy ngay lập tức (ít nhất là với một chiếc ván trượt). MVP cũng vậy. Một ứng dụng "nháp" cũng cần phải thực hiện chính xác những gì chương trình hoàn thiện sẽ làm (ví dụ, đặt mua thức ăn từ một cửa hàng tạp hóa hoặc sắp xếp lịch trình cho người dùng...).
MVP là một phần trong chiến lược di động
Bạn đã có một ý tưởng cho một ứng dụng, đúng không? Dưới đây là một lời khuyên cho bạn. Trước khi bạn nhồi nhét vô số tính năng cho ứng dụng của bạn, hãy tạo ra một MVP.
Tại sao bạn cần nó?
MVP sẽ giúp bạn nghiên cứu nhu cầu thị trường cho ứng dụng của bạn. Thiếu nhu cầu cần thiết cho một sản phẩm là lý do tại sao 42% công ty thất bại. Nếu bạn trân trọng thời gian và tiền bạc của bạn, bạn nên phát hành một MVP càng sớm càng tốt.
Với một MVP, bạn có thể khẳng định ý tưởng của bạn với thị trường. Bằng cách này bạn sẽ có thể hợp lệ hóa sản phẩm của bạn, mọi người sẽ biết bạn là người đầu tiên nghĩ ra nó…
MVP giúp bạn nhận được phản hồi từ người dùng. Khi bạn theo dõi và phân tích các dữ liệu này, bạn có thể sửa lỗi, thêm các tính năng, cải thiện sản phẩm cuối cùng cũng như xây dựng một cơ sở người dùng trung thành sau này cho sản phẩm.
Tuy nhiên, bạn không thể chỉ đơn giản là đột ngột phát hành một MVP cho người dùng. Hồi năm 2009, Manuel Rosso quyết định tạo ra một ứng dụng lập kế hoạch hàng tuần cho các bữa ăn, ứng dụng cung cấp một các công thức nấu ăn dễ dàng nhất và danh sách thực phẩm đơn hữu ích nhất dựa trên doanh số bán hàng tại các siêu thị gần nhất. Trước khi anh bắt đầu tìm kiếm một nhà phát triển đáng tin cậy, anh đã đi đến các cửa hàng tạp hóa tại địa phương và phỏng vấn những người mua hàng bình thường. Anh thấy có một người phụ nữ có vẻ thích ý tưởng ứng dụng của anh. Anh ghé thăm người phụ nữ này một lần một tuần để xây dựng danh sách mua sắm và các công thức nấu ăn mà cô ấy thường lựa chọn. Sau đó anh tìm thêm nhiều người hơn, và cuối cùng Rosso áp dụng mailing lists khi anh không thể ghé thăm từng người và anh cũng bắt đầu code. Năm 2014, ứng dụng “Food on the Table” của anh đã được Food Network mua lại với giá 2.25 triệu đô. Những gì tôi muốn nói đến là tạo một ứng dụng - thậm chí là một MVP - liên quan đến rất nhiều kế hoạch. Ngoài ra, bạn cũng cần phải xác định các tính năng chính trong phần mềm di động của bạn.
Instagram chắc chắn là một trong những ví dụ tốt nhất về MVP. Ban đầu ứng dụng chỉ đơn giản là các filters và chia sẻ mạng xã hội. Bạn có thể chụp ảnh, áp dụng một trong số ít các hiệu ứng có sẵn và xuất bản nó trong profile của bạn. Chỉnh sửa ảnh và chia sẻ là một ý tưởng độc đáo của nó. Sự pha trộn giữa 2 tính năng này khiến Instagram phát triển mạnh. Các tính năng khác (fancy filters và nội dung video) sau này mới được thêm vào.
“A bird in the hand is worth two in the bush” – một con chim trong tay giá trị hơn hai con chim trong bụi rặm, đúng không? Hãy tập trung vào những gì làm cho ứng dụng của bạn trở nên đặc biệt!
Có nhiều loại hình của MVP, nhưng dưới đây là những loại hình chính của nó:
Landing page: Bạn có thể thiết kế một trang đích đơn giản, viết một đoạn văn hấp dẫn về ứng dụng của bạn, nhận lưu lượng truy cập thông qua Google AdWords và yêu cầu người dùng phải đăng ký để nhận được các cập nhật, các tin tức hay bất cứ điều gì. Nếu bạn không thể xây dựng một danh sách email lớn sau một thời gian, bạn nên nghĩ đến một ứng dụng mới. Chiến lược này lần đầu tiên được sử dụng vào năm 2004 bởi IMVU - người đã phát hiện ra rằng người Mỹ không muốn có một ứng dụng tranh luận tổng thống - đặc biệt là với giá 1,99 đô;
Video: Bây giờ Dropbox tự hào có 400 triệu người dùng và 1,2 tỷ file upload lên dịch vụ này mỗi ngày. Hồi năm 2009, công ty bắt đầu với một đoạn video giải thích đơn giản về dịch vụ nhưng lại nhận được 75 nghìn subscribers chỉ trong một ngày;
Concierge MVP: Thay vì cung cấp một sản phẩm, bạn hãy bắt đầu với một dịch vụ hướng dẫn. Một ứng dụng hướng dẫn trông giống như một sản phẩm hoàn chỉnh, nhưng tất cả các công việc của nó cần phải được thực hiện thủ công, trường hợp của Food on the Table được trình bày bên trên là một ví dụ. Hay như ứng dụng của Chloe, nó có thể trả lời bất kỳ câu hỏi mà bạn có thể hỏi nó. Nhưng không giống như Google và Siri, ứng dụng tiến hành một nghiên cứu toàn diện trước khi nó mang đến cho bạn một câu trả lời. Trong tương lai Chloe sẽ là tự động 100%. Nhưng thời điểm này, chương trình chỉ đơn giản là kết nối bạn với một nhà điều hành - người sẽ xử lý các yêu cầu từ người dùng;
Prototype MVP (MVP mẫu để thử nghiệm): Một phần nhỏ trong phần mềm nhưng có có thể thực hiện các chức năng cốt lõi của sản phẩm cuối cùng. Giả sử, một dịch vụ truyền thông dành cho việc chia sẻ âm thanh, video và màn hình có thể được áp dụng theo cách này. Lúc đầu các chức năng của ứng dụng được giới hạn để hỗ trợ âm thanh, đăng ký và mời người khác. Sau đó nó sẽ được chuyển sang giai đoạn "xây dựng, theo dõi và học hỏi thêm" và cuối cùng có thể phát triển thành một hệ thống hoàn chỉnh (giống như trường hợp của Instagram).
Bằng cách dùng phương pháp prototype, bạn sẽ có thể tiết kiệm được rất nhiều thời gian, nhận được số liệu thống kê chính xác và có thể thực hiện những thay đổi cần thiết cho dự án sớm hơn rất nhiều.
Giai đoạn MVP là không thể tránh khỏi. Nhưng mất bao lâu để phát triển một prototype cho ứng dụng? - Nó phụ thuộc vào dự án và có thể mất đến 9 tháng (như WhatsApp). Tuy nhiên, bạn có thể khởi động một MVP sớm hơn miễn là bạn xác định các tính năng chính của một ứng dụng. Phiên bản thử nghiệm của Baremetrics, một dịch vụ phân tích SaaS, được xây dựng trong vòng 8 ngày. Trong 2 tháng, ứng dụng tạo ra được 2000 đô la doanh thu.
Danh sách các ví dụ về MVP sẽ không thể hoàn hảo nếu không kể đến Uber. Được giới thiệu vào năm 2009. Kể từ đó, nó đã phát triển thành một doanh nghiệp 262.6 tỉ đô và chi phôi hơn 58 quốc gia. Ngay từ khi bắt đầu, nền tảng này chủ yếu để kết hợp các yếu tố gamification, tách giá vé, bộ đếm ngược thời gian và các phần thưởng. Đội ngũ Uber không bao giờ thực hiện những tính năng ngay lập tức. Thay vào đó, họ đã làm hết sức mình để thực hiện một điều cốt lõi là kết nối tài xế và hành khách. Dự án mới nhất của nhóm nghiên cứu là UberEATS, một dịch vụ đặt hàng thức ăn mà hiện nay đang có mặt tại 12 thành phố. Uber phải mất gần 2 năm để “đánh bóng” cho EATS MVP, và đó là cách mà các doanh nghiệp lớn thường làm.
Trong 2 năm tới, chỉ có khoảng “dưới 1%” ứng dụng di động đạt được thành công trong thương mại. Trong năm 2017, gần 95% ứng dụng di động sẽ được download miễn phí. Do đó, tiếp thị và phát triển ứng dụng di động yêu cầu chuyên môn cao, biết tư duy phân tích và khả năng chấp nhận rủi ro. Và nếu bạn cảm thấy không đủ khả năng nhưng muốn thành công, bạn nên ủy thác các dự án ứng dụng của bạn cho một nhà cung cấp có chuyên môn cao.