ngày 09-01-2017
Bẫy nội dung: Ứng dụng được với hầu hết mọi loại dữ liệu. Thay vì chỉ tập trung nhiều vào thiết kế, bố cục dạng này thường ứng dụng nhiều hơn trong thực tiễn, nó làm cho người xem dễ đọc. Ví dụ như khi thiết kế mẫu tài liệu tham khảo, bạn có thể dùng dạng bố cục này để in ấn. Nếu nội dung của bạn bao gồm nhiều mục nhỏ liên kết với nội dung chính, với cách bố cục này bạn có thế tách chúng ra thành nhiều mảng phân biệt rạch ròi và dễ hiểu cho người xem.
So sánh / Đối kháng: Bố cục dạng này thường được chia ra thành 2 cột đối xứng nhau theo chiều dọc để việc so sánh được rõ ràng. Bạn sử dụng bố cục này để thể hiện cho người xem thấy rõ sự tương đồ hay khác biệt giữa 2 chủ thể mà bạn đang so sánh. Cách bố cục này ứng dụng tốt khi bạn có nhiều điểm cần phân biệt với nhiều thông tin thú vị.
Dữ liệu lớn: Hãy sử dụng dạng bố cục này nếu bạn đang cần làm việc với rất nhiều số liệu thống kê hay biểu đồ. Bạn cũng có thể kết nối các điểm dữ liệu lại với nhau thông qua sơ đồ.
Bản đồ điều hướng: Nếu bạn muốn người xem hình dung 1 quá trình hay kể cho họ nghe 1 câu chuyện, hãy để tâm đến cách bố cục này vì nó kết nối tốt cho câu chuyện hay quá trình của bạn. Nên thêm vào những hình ảnh thu nhỏ để minh họa cho dữ liệu mà bạn thể hiện.
Dòng thời gian: Nếu bạn có một câu chuyện lịch sử hay sự kiện theo thời gian cần thể hiện thì đây là cách bố cục hợp lí. Các công ty thường dùng dạng bố cục này cho báo cáo thường niên, báo cáo thành tích hoặc các sự kiện quan trọng của họ. Hãy kể câu chuyện của bạn với bố cục dòng thời gian.
Hình ảnh hóa bài viết: Nếu bạn có dữ liệu phức tạp hay một câu chuyện dài, cách tốt nhất là thể hiện nó thông qua hình ảnh cho hấp dẫn hơn. Trọng tâm của cách bố cục này là hình ảnh, không phải là văn bản. Bạn cũng có thể xây dựng nội dung theo từng mảng riêng biệt kèm theo tiêu đề trong đó và chia sẻ lên các phương tiện truyền thông xã hội.
Có rất nhiều kiểu bố cục bạn có thể sử dụng khi minh họa với Infographic. Những gì đưa ra trên đây chỉ là 1 vài gợi ý cơ bản. Ví dụ bạn có thể bố cục chỉ gồm 1 cột khi thông tin bạn có rất ít hay chia thành 2 cột khi nội dung trở nên phức tạp
Nguồn: piktochart.com
Ngành Đồ họa – Trung tâm Tin học ĐH Khoa học Tự nhiên TP.HCM
Hotline: 0914 251 119