Các câu hỏi thường gặp

ngày 10-03-2016

- Ngành Tester có điều gì thích thú?
- Độ thăng tiến trong ngành Tester ra sao? Chúng em sẽ học hỏi được điều gì? Kiến thức có được cập nhật và phát triển?
- Mức lương Tester hiện nay là khoảng bao nhiêu?
Trả lờiCông việc Kiểm thử phần mềm (KTPM) giúp bạn luôn không ngừng học hỏi, biết thêm kiến thức trong nhiều lĩnh vực khác nhau, bạn sẽ là những người tiên phong được trải nghiệm, được "phá" những sản phẩm mà chưa ai biết, thật tuyệt vời.
 
Để thăng tiến, bạn cần liên tục học hỏi thêm kiến thức trên nhiều lĩnh vực, trao dồi thêm kỹ năng mềm, nâng cao khả năng tiếng Anh. Như vậy bạn nhất định sẽ thành công...Các công ty luôn có chương trình training về kiến thức, công nghệ,... để bạn có thể làm tốt công việc của mình và vấn đề là bạn có thích trao dồi, học hỏi, có mong muốn thành công với nghề này không thôi nha.
 
Lương là chỉ số đánh giá hiệu quả bạn công việc của bạn trong Doanh nghiệp (DN). DN trả lương vì những gì bạn đóng góp, những gì bạn làm chứ không phải là những gì bạn biết. Do đó, mức lương của bạn là do bạn và tình hình DN. Mức lương sẽ được xác định cụ thể ngay khi bạn phỏng vấn tại DN bạn nhé.
Đại diện công ty LogiGear
 
- Bước chân vào nghề KTPM cần những kỹ năng gì?
- Để làm việc tốt và gắn bó lâu dài với nghề, chúng ta cần chuẩn bị những gì và hiện thức nó như thế nào?
Trả lờiBước chân vào nghề KTPM, bạn cần biết cách hoạt động của ứng dụng phần mềm, bạn đam mê cái mới, thích ""phá"" cho hư,… thì bạn hoàn toàn có thể gia nhập đội ngũ Tester.
 
Để làm việc tốt và gắn bó lâu dài, bạn cần liên tục học hỏi thêm kiến thức trên nhiều lĩnh vực, trao dồi thêm kỹ năng mềm, nâng cao khả năng tiếng Anh. Như vậy bạn nhất định sẽ thành công...
 
- Tại sao ngày nay ngành KTPM là nghề thời thượng và thu hút nhiều bạn trẻ theo ngành này?
- Khi theo ngành KTPM, chúng ta có thể cải thiện những kỹ năng nào?
- Ngày nay việc Kiểm thử tự động (KTTĐ) được áp dụng cho nhiều công ty, vì sao những công ty đó lại tuyển nhiều chuyên viên KTPM?
Trả lờiChất lượng phần mềm ngày càng được quan tâm vì vậy khi phần mềm ngày càng được ứng dụng nhiều trong cuộc sống thì cơ hội việc làm của ngành này ngày càng rộng mở. Việt Nam là thị trường còn mới trong lĩnh vực KTPM nhưng đã có uy tín với nhiều dự án lớn từ các nước Châu Âu và Bắc Mỹ, dự án về KTPM tại các công ty outsource và nội bộ vẫn không ngừng tăng lên, lại chưa có nhiều trường ĐH đào tạo quy chuẩn nên bạn hoàn toàn có thể an tâm với cơ hội việc làm trong KTPM.
 
Khi theo ngành KTPM, bạn sẽ dần hoàn thiện kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng làm việc nhóm....
 
Kiểm thử manual luôn cần trong các dự án Test, KTTĐ vẫn đang được sử dụng song song nhưng không thể thay thế hoàn toàn Kiểm thử manual được bạn ạ.
 - Nếu em học 1 khóa học LCTP tại TTTH KHTN. Khi em nộp đơn vào LogiGear hoặc KMS, quy trình tuyển dụng của em có những thuận lợi và khó khăn gì so với những bạn chưa học qua về Test.
Trả lời:  Khi em đã hoàn tất khóa học LCTP, em đã có đủ kiến thức, kỹ năng và đã sẵn sàng tâm thế để bắt đầu công việc Tester. Em sẽ hội nhập và thích ứng nhanh hơn với công việc tại các công ty. Khi tuyển dụng, các công ty chỉ hỏi thêm em Anh văn và xem em có phù hợp với văn hóa của công ty không thôi. Lợi thế rất nhiều so với các bạn khác em ạ.
 
- Là một Tester cần biết ngôn ngữ Lập trình cơ bản nào? Sự hấp dẫn của công việc Kiểm thử phần mềm (KTPM) như thế nào? Đã làm các anh trung thành với công việc KTPM?
Trả lời:  Bạn nên chọn một ngôn ngữ lập trình chính cho mình, sau đó, khi gia nhập dự án Test, tùy theo yêu cầu, công ty sẽ có training thêm để bạn có thể làm tốt công việc của Tester. Công việc KTPM giúp bạn luôn không ngừng học hỏi, biết thêm kiến thức trong nhiều lĩnh vực khác nhau, bạn sẽ là những người tiên phong được trải nghiệm, được ""phá"" những sản phẩm mà chưa ai biết, thật tuyệt vời.
 
- Vì sao phải kiểm tra bằng tay khi mình đã có kiểm thử tự động (KTTĐ) ?
Trả lời: Kiểm thử tự động thường được dùng kết hợp với kiểm thử bằng tay để tận dụng hiệu quả nguồn tài nguyên (kiểm thử tự động có thể chạy 24h/ngày) và giả lập được các tình huống mà nếu sử dụng kiểm thử bằng tay sẽ tốn rất nhiều chi phí (VD: 1000 connection cùng 1 thời điểm,…). Cả 2 phương pháp này đều cần thiết trong dự án và không thể nói phương pháp nào quan trọng hơn. Kiểm thử bằng tay có lợi thế là được sử dụng sớm trong dự án, tính tùy biến cao (bạn có thể chuyển hướng nếu cách đang đi ít có khả năng phát hiện lỗi ...) và là phương pháp chính để phát hiện lỗi. Kiểm thừ tự động chỉ được sử dụng hiệu quả khi phần mềm đã phần nào ổn định, không có nhiều thay đổi lớn và được sử dụng để test hồi quy. Hơn nữa chi phí đầu tư ban đầu cho kiểm thử tự động đôi khi rất lớn.
 
- Có người nói Tester không cần phải biết code, có người nói code rất giỏi mới test được, như vậy ý kiến nào đúng?
- Có phải lương Tester cao hơn Coder? Và lương của 1 sv mới tốt nghiệp khoảng bao nhiêu?
Trả lời:  Kiểm thử tự động sẽ không có sự linh động, tùy biến như kiểm thử tay. Tester sẽ viết script để yêu cầu các bước test sẽ như thế nào, kết quả mong muốn là gì, nếu có gì bất ngờ khác với những kết quả mà Tester ghi nhận thì máy không thể tự nhận xét và đưa ra gợi ý như người làm Test manual được.
 
Bạn không biết code nhưng bạn biết những đặc điểm chính của ngôn ngữ đó, cách ứng dụng được xây dựng và hoạt động trên môi trường ngôn ngữ đó là bạn có thể test được rồi. Thực tế là có khá nhiều bạn thành công với nghề Tester mặc dù là tốt nghiệp không chuyên CNTT (Kinh tế, XHNV, ...) Dĩ nhiên khi bạn code giỏi thì bạn sẽ am tường môi trường, bạn sẽ có thêm nhiều Test case chuyên sâu hơn nhưng quan trọng của Tester là ""mindset"" thử ""phá"" xem thế nào vẫn là quan trọng nhất nha bạn.
 
Lương là chỉ số đánh giá hiệu quả bạn công việc của bạn trong Doanh nghiệp. DN trả lương vì những gì bạn đóng góp, những gì bạn làm chứ không phải là những gì bạn biết. Do đó, mức lương của bạn là do bạn và tình hình DN. Thông thường mức lương của Tester và Developer không có khác biệt, lương của SV mới tốt nghiệp sẽ được xác định cụ thể ngay khi bạn phỏng vấn tại DN. 
 
- Qua giới thiệu mình thấy KTPM bằng tool tự động rất lí tưởng (nhanh, tiện lợi) Vậy mình có câu hỏi dành cho anh Thao (đại diện công ty KMS) như sau:
- Liệu KTPM bằng tool tự động như ở công ty có thực sự và đúng kết quả mong muốn hơn kiểm thử bằng quy trình như ở công ty Harvey Nash hay không? Nếu hơn thì tại sao người ta vẫn kiểm thử bằng quy trình thủ công?
Trả lời: - Độ chính xác của kiểm thử phụ thuộc vào kỹ năng của người thực hiện chứ không phụ thuộc vào phương pháp tiếp cận.
 
- Cả 2 phương pháp này đều cần thiết trong dự án và có những lợi thế và bất lợi của nó nên không thể nói phương pháp nào quan trọng hơn. Kiểm thử bằng tay có lợi thế là được sử dụng sớm trong dự án và là phương pháp chính để phát hiện lỗi. Kiểm thừ tự động chỉ được sử dụng hiệu quả khi phần mềm đã phần nào ổn định, không có nhiều thay đổi lớn, được sử dụng để test hồi quy. Kiểm thử tự động cần thời gian để phát triển framework nền tảng nên đòi hỏi kỹ năng lập trình và hơn nữa chi phí đầu tư ban đầu cho kiểm thử tự động đôi khi rất lớn.
 
- KMS hiện đang sử dụng Automation test tool nào?
- Theo em được biết thì KMS làm việc trên rất nhiều loại product, trong đó có cả mobile application. Vậy nếu em chưa có kiến thức cơ bản về mobile thì có thể apply vào vị trí Intership Tester tại KMS được không?
Trả lời:- Những dự án KTPM tự động ở KMS đang sử dụng 1 số tool như: Selenium, Watir, QTP, Test Complete, Jmeter, OpenSTA … KMS đang phát triển 1 giải pháp test tự động riêng cho mình gọi là Automate.
 
- Mobile development là một trong số những lĩnh vực (industry) mà KMS đang chú trọng (ngoài ra còn có healthcare, insurance, e-comercial, e-learning, data warehouse ...). KMS có cả 2 chương trình: Fresher (or Junior) tester dành cho sinh viên mới ra trường, đối vói chương trình này bạn là nhân viên kiểm thử chính thức của KMS ma hưởng mọi chế độ như nhân viên bình thường khác. Intership tester là chương trình thực tập sinh dành cho sinh viên đang học nhưng có mong muốn trang bị thêm kiến thức cho nghề nghiệp sau này.
 
- Theo em biết, ở VN những Tester đa phần là lập trình không tốt nên mới theo ngành Kiểm thử, nhưng em thấy trong yêu cầu Tester phải viết được các tool automation thì làm sao có thể viết được?
Trả lờiĐó là quan điểm hoàn toàn không chính xác và hiện nay thực tế đã chứng minh đó là một hướng đi khác, một lựa chọn khác của các bạn trong lĩnh vực CNTT. Yêu cầu của Tester không phải là phải viết được Tool Automation, mà yêu cầu của Tester là làm sao phải kiếm được Bug, giúp phần mềm chất lượng hơn, không làm mất uy tín - thương hiệu của nhà sản xuất.
 
Nếu bạn là tester mà giỏi lập trình, bạn có thể đi theo hướng automation test và xây dựng framework cho test tự động. Nếu bạn không giỏi lập trình bạn vẫn có thể test bằng tay và sử dụng những framework để hỗ trợ việc test. Test tự động hay test bằng tay vẫn có sự phát triển riêng.
 
Nói về yêu cầu tuyển dụng tester phải viết được các automated script, có thể đó là 1 yêu cầu đặc biệt của 1 công ty nào đó. Ở Việt Nam chúng ta, nhu cầu test bằng tay vẫn còn rất nhiều, nhu cầu về test tự động vẫn còn ít.
 
- Khi test 1 phần mềm, làm sao để biết rằng test thế nào là đủ?
- Automation test có thể coverage hết các lỗi của phần mềm hay không?
Trả lờiCó nhiều dạng lỗi phần mềm (giao diện, chức năng, hiệu suất,…) nên trước khi bắt đầu 1 dự án Test, cả KH và công ty sẽ thống nhất mục tiêu của dự án Test là gì để tập trung vào các phần cần Test. Do đó, để biết test như thế nào là đủ phải xác định kết quả dự án Test mà KH mong muốn là gì mà có định lượng phù hợp.
 
Automation Test và Manual Test đều không thể cover hết tất cả các lỗi phần mềm, nhưng điều quan trọng là các lỗi nghiêm trọng nhất thiết phải được phát hiện và phản hồi cho KH.
 
- Yêu cầu cần và đủ của 1 Tester là gì?
- Yêu cầu cơ bản nhất của công ty anh chị khi tuyển Tester?
Trả lờiYêu cầu cần và đủ của Tester là kiến thức, kinh nghiệm và lòng đam mê với nghề. Đây là hành trang để bạn có thể gia nhập đội ngũ Tester chuyên nghiệp.
 
- Theo như Hội thảo nói thì: Nếu bạn theo công việc KTPM thì qua thời gian, bạn có thể phát triển song song kỹ năng test và kỹ năng lập trình. Vậy KTPM có bao gồm công việc kiểm tra code không? Nếu có thì có phải biết Lập trình mới làm được công việc kiểm thử không?
- Test tự động là Tester phải viết ra phần mềm KTTĐ đó hay dùng phần mềm có sẵn?
Trả lời: Trong KTPM có nhiều hướng test: Black box, White box và Grey box. Nếu dự án đó test là White box thì bạn phải test mức code, mức Grey box thì có sự kết hợp giữa kiến thức công nghệ lập trình và kiến thức liên quan đến lĩnh vực sử dụng phần mềm. Do đó, không nhất thiết phải rành về lập trình mới làm KTPM được.
 
Tùy theo dự án mà sẽ có hướng test phù hợp cho dự án nha bạn.
 - Cho em hỏi ưu điểm và nhược điểm của automation test? Trong quá trình test có sự kết hợp giữa KTTĐ và kiểm thử tay để khắc phục các nhược điểm của các loại kiểm thử trên không?
Trả lời: Kiểm thử tự động thường được dùng kết hợp với kiểm thử bằng tay để tận dụng hiệu quả nguồn tài nguyên (kiểm thử tự động có thể chạy 24h/ngày) và giả lập được các tình huống mà nếu sử dụng kiểm thử bằng tay sẽ tốn rất nhiều chi phí (VD: 1000 connection cùng 1 thời điểm,…) nhưng KTTĐ cũng có hạn chế là tính linh động, tùy biến không được như manual test.
 
Cả 2 phương pháp này đều cần thiết trong dự án và không thể nói phương pháp nào quan trọng hơn. Kiểm thử bằng tay có lợi thế là được sử dụng sớm trong dự án và là phương pháp chính để phát hiện lỗi. Kiểm thừ tự động chỉ được sử dụng hiệu quả khi phần mềm đã phần nào ổn định, không có nhiều thay đổi lớn và được sử dụng để test hồi quy và lợi điểm là tính ổn định cao. Hơn nữa chi phí đầu tư ban đầu cho kiểm thử tự động đôi khi rất lớn.
 
- Theo em biết thì ngành Tester này là cực kì khó và rất kén người học cũng như quá trình xin việc. Những yêu cầu đòi hỏi như tư duy logic, pp kiểm định, đánh giá… Vậy thì ngành này có phù hợp với nhiều người và hấp dẫn nhiều người học không?
Trả lời: Ngành Tester không khó và kén người học, người làm như bạn nghĩ đâu nha. Thực tế là đã có rất nhiều bạn thành công với nghề này mà không cần học chuyên về CNTT, chỉ cần bạn đam mê cái mới, thích ""phá"" cho hư,… thì những kỹ năng khác sẽ được rèn luyện dần trong quá trình làm việc.
- Developer và Tester không thể tồn tại nếu thiếu nhau, nhưng khi làm việc thì thường xuyên xảy xa xung đột. Anh/chị có thể cho em biết có quy trình hoặc phương pháp nào giúp Developer và Tester kết hợp làm việc hoàn hảo và tránh xung đột trong công việc?
Trả lời: Thông thường, cách làm việc ổn thỏa nhất giữa Tester và Developer là "nói có sách - mách có chứng", tôn trọng nhau và vì lợi ích chung của dự án, của công ty, ai cũng bớt đi một chút cái "tôi" thì sẽ có tiếng nói chung em nha.
 
 
- Với kinh nghiệm trên 10 năm làm việc Test anh cho em hỏi là: Mức độ am hiểu những yêu cầu của khách hàng trong dự án giữa bộ phận Dev và Test là như thế nào? Và khi có sự tranh luận về 1 yêu cầu nào đó của dự án, với vị trí 1 Tester mình sẽ xử lý như thế nào khéo léo nhất?
Trả lời:
- Do đặc trưng của công việc - developer có xu hướng tập trung vào chi tiết cài đặt của module mình phụ trách nên thiếu đi cái nhìn tổng quan về toàn bộ sản phẩm. Tester có cơ hội làm System Test cho ứng dụng và System Integration Test giữa các ứng dụng liên quan nên họ có cơ hội hiểu rỏ hơn hệ thống mình đang làm việc. Ngoài ra tester còn có một nhiệm vụ trong suốt quá trình kiểm định là đánh giá sản phẩm đang phát triển có thỏa mãn nhu cầu của người dùng cuối hay không vì vậy họ thường có ""động lực"" để trang bị thêm kiến thức của lĩnh vực mình đang làm (domain knownledge).
 
- Khi có sự tranh luận liên quan tới yêu cầu của dự án tester cần phải khéo léo trong cách cư xử (tránh kiểu nói ""tôi hiểu rỏ toàn bộ hệ thống hơn anh ..."", trình bày xác đáng vấn đề, lý do tại sao yêu cầu này nên có/không nên có trong sản phẩm... và luôn nên nhớ bạn còn có Project Manager, Bussines Analysis, khách hàng hoặc thậm chí những ứng dụng tương tự đang có trên thị trường để tham khảo khi có tranh luận mà. Tranh luận có mục tiêu, được kiểm soát tốt bạn sẽ học hỏi được nhiều và cảm thấy ""lên tay"" đó, đừng ngại tranh luận khi bạn là tester nghe.
 
- Những khó khăn và thách thức của 1 Tester. Các anh chị chia sẻ kinh nghiệm để vượt qua các khó khăn thử thách đó.
Trả lờiCông việc của người tester vừa dễ mà lại vừa khó. Cái thách thức lớn nhất của người tester là trong một thời gian giới hạn làm sao để tìm được chiến lược test tốt nhất. Không sản phẩm nào là không có bug và không ai có thể dám khẳng định là mình test hết bug chính vì thế việc xác dịnh phạm vi test, yêu cầu test từ dó vạch ra kế họach và chiến lược là một trong những thách thức lớn nhất của bộ phận test.
 
Hơn thế nữa việc chứng minh vai trò của người tester trong team cũng là một vấn đề khó khăn với các ban tester, việc tìm ra bug mục đích là nâng cao chất lượng sản phẩm chứ không phài chứng minh Developer sai hay dờ tệ. Đứng trên quan điểm đó, người tester cần phải khéo léo trong việc trình bày vấn đề và bảo vệ quan điểm của mình khi báo cáo lỗi.
 
Việc tích lũy kinh nghiệm trên những domain khác nhau và không ngừng cập nhật những kiến thức mới về testing, software devlopment là một trong những cách các bạn nâng cao giá trị bản thân và khẳng dịnh không phải chì có dở mới đi làm test và để test giỏi không dễ như người khác vẫn nghĩ.
 
- Lúc lập trình em thấy có quá trình debug để tìm lỗi. Vậy quá trình debug đó khác gì với quá trình Tester tìm lỗi của phần mềm?
- Em muốn biết thêm về kiểm thử hộp đen và kiểm thử hộp trắng của Tester?
Trả lời
1. Sản phẩm đã có lỗi. Testing để đưa ra bằng chứng cho mọi người thấy rằng sản phẩm có lỗi. Debug là quá trình xác định nguyên nhân của lỗi ở đâu.
 
2. Blackbox testing và whitebox testing đều là phương pháp testing. Blackbox testing không dựa vào cách thiết kế hay code như thế nào. Khi test, người tester chỉ dựa vào tính năng và yêu cầu của chương trình. white box testing dựa vào sự hiểu biết logic & cách thiết kế của sản phẩm. Khi test dựa vào cấu trúc rẽ nhánh, điều kiện của từng dòng lệnh.
- Vị trí QA, QC và Tester có khác nhau không?
- Nếu không có kiến thức về IT (lập trình) thì có thể bắt đầu học và làm về KTPM không?
Trả lời
1. Tùy vào bản mô tả công việc, mà mỗi công ty sẽ gọi người kiểm thử là QA, QC hay tester.
- Ở Harvey Nash, có sự tách bạch rõ ràng giữa người làm về qui trình và người kiểm thử. Người làm về qui trình gọi là QA. Người kiểm thử gọi là QC (Quality control). Vì người QC có quyền quyết định cho sản phẩm được gởi cho khách hàng hay không.
 2. Thực tế là đã có rất nhiều bạn thành công với nghề này mà không cần học chuyên về CNTT, chỉ cần bạn biết cách hoạt động của ứng dụng phần mềm, bạn đam mê cái mới, thích ""phá"" cho hư,… thì bạn hoàn toàn có thể gia nhập đội ngũ Tester."
 
- Phần mềm công cụ Autotest sẽ xác định vị trí để đưa trỏ chuột trên 1 giao diện phần mềm như thế nào? Có cần phải thiết lập bằng tay hay tự động nhận biết?
Trả lời: Các công cụ phần kiểm thử tự động hiện nay cung cấp cho người dùng việc các định các đối tượng trên màn hình thông qua cơ chế learning,phần mềm sẽ nhận diện các control và lưu lại thông tin của control dó thành những file hay object.Công cụ sẽ cung cấp các hàm MouseClick,InputText để người dùng tương tác với các control đã được học trước đó. Việc nhận biết hòan tòan tự động và dễ sử dụng.
 
- Theo sự trình bày của Đại diện công ty Harvey Nash, mô hình làm việc là 4 Developer thì chỉ cần một Tester. Vậy có phải cơ hội việc làm của Tester rất ít hay không?
Trả lời: Trong tất cả các ngành sản xuất, thời gian để làm 1 sản phẩm lúc nào cũng nhiều hơn thời gian kiểm tra 1 sản phẩm. Ngành công nghệ phần mềm cũng theo quy luật đó. Tỉ lệ developer và tester tùy theo tính chất quan trọng của sản phẩm mà có thể thay đổi. 4:1 là tỉ lệ trung bình ở Harvey Nash. Vì vậy, nếu so sánh nhu cầu giữa developer & tester trong ngành phát triển phần mềm, thì nhu cầu về tester ít hơn nhu cầu về developer. Nhưng hiện nay, nhu cầu về nhân lực trong ngành phát triển phần mềm là rất lớn. Điều này dẫn đến nhu cầu về tester cũng cao.
 
 
Đặc biệt trong khóa Chuyên Viên Kiểm Thử Phần Mềm, Ngành Lập trình dành ƯU ĐÃI ĐẶC BIỆT  khi đăng ký lớp Kiểm thử phần mềm cơ bản (LTP1) + Kiểm thử phần mềm nâng cao (LTP2) chỉ có 6.000.000đ
 
 
Tham gia các khóa học Chuyên viên kiểm thử phần mềm - LCTP tại TTTH,
 
BẠN SẼ:
 
  • Được trang bị kiến thức chuyên sâu vững chắc, minh họa thực tế về kiểm thử phần mềm.
  • Được rèn luyện kỹ năng kiểm thử trên những bài tập thực hành có tính thực tế cao, được các chuyên gia đúc kết từ kinh nghiệm thực hiện dự án.
  • Được chia sẻ những tình huống, kinh nghiệm thực tế từ các chuyên gia kiểm thử phần mềm nên sau khi học xong, học viên sẽ có kiến thức thực tiễn rất cao.
  • Có thêm kinh nghiệm và kiến thức kiểm thử cần thiết để có thể xây dựng phần mềm chuyên nghiệp hơn, chất lượng hơn.
  • Được trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng thực tiễn cần thiết để có thể ứng tuyển thành công vào vị trí Tester, QA tại các công ty kiểm thử phần mềm, các công ty phần mềm trong và ngoài nước.
Bạn sẽ trải nghiệm cảm giác là người sử dụng đầu tiên các sản phẩm công nghệ mới nhất, là người khám phá ra các lỗi “bí hiểm” nhất khiến các chuyên gia phần mềm không khỏi ngạc nhiên. Bạn sẽ giúp cho sản phẩm phần mềm hoàn thiện, mang lại niềm vui đến cho nhiều người và không ngừng gia tăng giá trị của chính bản thân.
 
 
Đến với chúng tôi, bạn chỉ cần đầu tư mức học phí hợp lý và tập trung trong thời gian ngắn, bạn hoàn toàn có thể tự tin đảm nhận công việc hấp dẫn này!
 
 
Cho thành công của bạn!

 

ai
Trung Tâm Tin Học
ai
Trung Tâm Tin Học
Chào mừng bạn đến với Trung Tâm Tin Học.
Bạn đang cần hỗ trợ thông tin gì ạ? Hãy Chat ngay với chúng tôi nhé.