Quảng cáo Facebook vô cùng hiệu quả nhưng phải biết cách, bạn phải hiểu rõ để tìm ra “bí quyết” riêng cho mình. Nếu nghĩ rằng thiết lập quảng cáo Facebook rất dễ và luôn hiệu quả thì chỉ cần bạn theo dõi chặt chẽ bạn sẽ thấy rằng những gì quảng cáo Facebook mang về chưa tương xứng với ngân sách đã chi. Facebook cung cấp cho chúng ta khá nhiều công cụ hỗ trợ để mong muốn chúng ta có thể quảng cáo Facebook hiệu quả nhưng có nhiều lý do để quảng cáo Facebook không hiệu quả.
Đầu tiên, có 3 vấn đề quan trọng mà ngay cả các mẫu quảng cáo tốt nhất cũng có thể gặp phải:
1.Sản phẩm không phù hợp
Nếu bạn phải quảng cáo cho một sản phẩm “thất bại”, nghĩa là một sản phẩm không có khách hàng, dĩ nhiên, Facebook sẽ không cứu được bạn – nhất là khi bạn chỉ tập trung vào việc bán sản phẩm đó.
2.Thương hiệu ít ai biết
Bạn có thể có một sản phẩm tuyệt vời, nhưng ngay cả một sản phẩm tuyệt vời cũng sẽ dễ dàng bị bỏ qua nếu thương hiệu của bạn không được “đánh bóng”. Bạn cần đầu tư vào logo và thương hiệu, thông điêp cần phải rõ ràng và nhất quán.
Nếu mẫu quảng cáo của bạn phản ánh một thương hiệu thiếu chuyên nghiệp thì ai sẽ muốn tương tác và mua sản phẩm?
3.Website chưa được đầu tư
Bạn có một sản phẩm tuyệt vời, một thương hiệu nhiều người biết, nhưng bạn mang người đọc đến với trang web chưa được đầu tư về mặt thiết kế, nội dung và tương tác với người dùng. Sản phẩm – Thương hiệu không còn ý nghĩa, tất cả sẽ bị phá hủy! Người dùng sẽ không đủ kiên nhẫn trên một website mất quá nhiều thời gian để tải, không thân thiện với thiết bị di động, có một số trang bị lỗi, không thể tải nội dung,…
Đó là những vấn đề rất quan trọng và khó khắc phục. Tuy nhiên, nếu bạn không vướng phải những vấn đề trên, 10 lý do sau sẽ giúp bạn tìm ra nguyên nhân khiến mẫu quảng cáo Facebook của bạn không thành công:
1.Nhắm sai đối tượng
Đây là điều mà hầu hết các nhà quảng cáo thực hiện sai. Họ chỉ nhắm vào sở thích mà sở thích thì thường ít chính xác hơn chúng ta mong đợi.
2.Nhắm đúng đối tượng nhưng sai thời điểm
Bạn có thể nhắm đối tượng khá tốt, có thể nhắm mục tiêu theo sở thích của bạn có cơ sở và đáng tin cậy, nhưng có lẽ bạn tiếp cận họ sai thời điểm.
Ví dụ, nhắm mục tiêu theo sở thích thường phù hợp đối với “khách hàng tiềm năng trên đỉnh phễu” (top-of-the-funnel) với nội dung quảng cáo mang tính giới thiệu, thông tin “làm quen” hơn là quảng cáo bán hàng một sản phẩm nào đó. Nếu bạn nhắm mục tiêu là đối tượng ghé website của bạn thì nên hướng đến kết quả là có được danh sách email. Nếu nhắm đến những người đã đăng ký thì lúc này nội dung quảng cáo bán hàng là tốt nhất.
3.Nhắm đúng đối tượng nhưng sai thông điệp
Nội dung thông điệp rất quan trọng. Bạn quá nóng vội trong khi mà khách hàng của bạn không tìm thấy lý do gì để hưởng ứng. Hay thông điệp của bạn không được ấn tượng và thiếu sự chuyên nghiệp, kết quả là không ai quan tâm đến sản phẩm, dịch vụ của bạn.
4.Ngân sách chưa phù hợp
Ngân sách là vấn đề mà nhà quảng cáo nào cũng phải xem xét kỹ lưỡng. Thường thì bạn không nên dồn ngân sách cao ngay từ đầu, bạn cần phải có thời gian thử nghiệm với ngân sách thấp hơn rồi phân tích, điều chỉnh dần cho phù hợp. Facebook cần danh sách đủ lớn để có thể tối ưu hóa chuyển đổi. Vì vậy, nếu bạn nói với Facebook tối ưu hóa chuyển đổi cho bạn nhưng ngân sách thấp thì bạn chỉ có thể nhận được một chuyển đổi mỗi ngày, Facebook không thể giúp bạn có đủ chuyển đổi cần thiết nếu ngân sách đó chỉ đủ để tiếp cận được tập danh sách khách hàng nhỏ.
5.Giá thầu quá cao hay quá thấp
Theo mặc định, Facebook tự động đặt giá thầu nhằm tiếp cận lượng khách hàng tốt nhất với mức giá thấp nhất. Nhưng nhiều nhà quảng cáo thích tự đặt giá, hoàn toàn tốt nếu bạn biết rõ mình đang làm gì. Giá thầu quá thấp sẽ dẫn đến xác suất phân phối quảng cáo thấp và bạn chỉ tiếp cận lượng đối tượng khách hàng có chất lượng thấp. Trong khi đó giá thầu quá cao có thể làm bạn tiêu nhiều hơn mức cần thiết.
6.Tối ưu hóa hành động sai
Bạn nên tối ưu hành động nào bạn mong muốn. Nếu đã có cài đặt pixel và số lượng chuyển đổi, bạn nên tối ưu chuyển đổi nếu bạn muốn lượng chuyển đổi. Bạn nên tối ưu cho traffic nếu bạn muốn có traffic, tối ưu cho lượt tương tác nếu bạn muốn lượng tương tác.
7.Dùng sai loại quảng cáo so với mục tiêu của bạn
Có nhiều nhà quảng cáo sử dụng video để lấy chuyển đổi và kết quả không như họ mong muốn. Bạn nên lưu ý, bạn nên dùng video khi mục tiêu của bạn là nhận được số lần xem video, sử dụng quảng cáo liên kết khi bạn mọng nhận được lượng truy cập hay chuyển đổi, sử dụng hình ảnh khi mục tiêu của bạn là lượng tương tác.
8.Không kiểm tra và thử nghiệm nhiều lần
Bạn chạy một chiến dịch, một nhóm quảng cáo hay một mẫu quảng cáo và không thành công. Có thể bạn đã thử lại 2 hay 3 lần và chưa ổn, đừng bỏ cuộc. Hãy tiếp tục thử, nhưng hãy nhớ đừng bao giờ có những thử nghiệm giống nhau, hãy rút kinh nghiệm ở những lần sau.
9.Không theo vết dữ liệu
Nếu bạn không dùng Facebook pixel, bạn sẽ gặp khó khăn khi phân tích dữ liệu. Bạn không biết những chuyển đổi thường xảy ra do đâu, kết quả là bạn không thể tối ưu hóa chuyển đổi.
10. Tập trung vào KPI sai
Có bao giờ bạn thắc mắc CPC (giá mỗi lần nhấp chuột), CTR (tỷ lệ nhấp chọn), CPM (giá mỗi 1000 lần hiển thị) như thế nào là tốt?
Nếu mục đích của bạn là mang về chuyển đổi website, bạn nên quan tâm đến chi phí cho một chuyển đổi, chứ không phải là CPC hay CTR.
Bạn hoàn toàn có thể nhận được chỉ số chi phí cho mỗi hành động mong muốn (CPDA) tốt khi CPM cao, CTR thấp hay CPC cao. Vậy nên đừng cố gắng theo đuổi CPC, CTR, CPM.
Trên đây là những lý do chính khiến quảng cáo Facebook của bạn không đạt hiệu quả.
Bảy chìa khóa để quảng cáo Facebook thành công
1. Nhắm chọn đối tượng
Đối tượng nhắm chọn luôn là điều bạn nên xem xét đầu tiên vì sao quảng cáo của bạn không đạt hiệu quả. Việc nhắm chọn đối tượng là yếu tố quan trọng nhất cho thành công hay thất bại của quảng cáo Facebook. Bạn tạo quảng cáo hay để quảng bá sản phẩm tốt, nhưng sẽ không ý nghĩa gì nếu bạn tiếp cận sai khách hàng mục tiêu
Có khác biệt lớn giữa việc nhắm chọn những người biết bạn và không biết bạn. Thực tế cho thấy nhắm chọn khách hàng theo sở thích, hành vi của họ hay các Audience Lookalike không bao giờ hiệu quả bằng việc nhắm chọn những người đã từng biết về sản phẩm, dịch vụ của bạn.
Hình ảnh ở trên minh họa cho thấy, khi nhắm chọn khách truy cập website sẽ có được các chuyển đổi với mức phí rẻ hơn nhiều so với thực hiện bằng cách Lookalike hoặc nhắm chọn theo sở thích.
Nếu bạn tập trung và cố gắng thuyết phục các đối tượng khách hàng “lạ” bạn có thể có một số kết quả, nhưng nếu bạn nhắm mục tiêu vào những người tương tác với bạn, đọc nội dung của bạn, cung cấp địa chỉ email hoặc thực hiện hành vi mua hàng thì bạn sẽ có kết quả ổn định và bền vững hơn.
Thường thì những tập Audience này sẽ nhỏ nhưng sẽ không sao, vì bạn cần xây dựng tập danh sách đối tượng này trong dài hạn. Vì vậy, hãy ưu tiên nhắm chọn những người ghé thăm website của bạn trước rồi đến những danh sách đối tượng khác.
Nếu bạn đang phân vân làm sao xác định được thứ tự ưu tiên danh sách đối tượng, hãy tham khảo cách ưu tiên nhắm chọn các Audience quảng cáo Facebook sau:
Website custom audiences:
Đem lại hiệu quả cao bởi vì họ là những người đã từng truy cập website của bạn, những người đăng ký và những người mua sản phẩm của bạn.
Ngoài ra, Website Custom audiences cho phép bạn nhắm mục tiêu dựa trên lần truy cập gần đây, các trang truy cập cụ thể, mức độ hoạt động và tần suất hành động trên trang web của bạn. Đây là Audience tuyệt vời để nhắm chọn và có thể đem lại hiệu quả cho bất kỳ chiến dịch quảng cáo nào của bạn
Data custom Audiences:
Cho phép bạn nhắm mục tiêu hoặc loại trừ những người có trong danh sách khách hàng của bạn hoặc sử dụng ứng dụng của bạn. Điều này thật tuyệt vời, nhưng nó có thể được thay thế bằng Website Custom audiences.
Bạn phải cập nhật lại dữ liệu trong Data custom Audiences và nếu bạn không phân khúc khách hàng đúng thì có thể việc nhắm chọn sẽ bao gồm những khách hàng không còn liên quan.
Page Engagement Custom Audiences:
Bạn có thể lập luận rằng đối tượng tương tác quảng cáo là vị trí thứ hai trong danh sách này. Các đối tượng này cho phép bạn nhắm mục tiêu những người đã tương tác với Fanpage của bạn, các bài đăng hoặc quảng cáo của bạn, gửi tin nhắn cá nhân, lưu một bài đăng, truy cập Fanpage hoặc nhấp vào nút call-to-action.
Nhắm chọn đối tượng truy cập website có hiệu quả nhưng các đối tượng này có thể chưa tương tác với bạn trên Facebook. Ưu điểm tốt nhất của đối tượng tương tác với Fanpage là những người này đã tương tác với bạn trước đây. Họ rất có thể sẽ tham gia lại, vì vậy bạn thường có được kết quả tuyệt vời khi nhắm chọn vào các đối tượng này.
Lead Ad Custom Audiences:
Nếu bạn sử dụng Quảng cáo Lead Ads, bạn nên tạo đối tượng của những người mở form quảng cáo hoặc mở và gửi đăng kí. Một điểm yếu của Lead Ad Custom Audiences là thông tin được khách hàng cung cấp có thể không khớp với thông tin của người dùng Facebook. Tuy nhiên, nếu người dùng mở ra hoặc gửi một mẫu đơn, Facebook sẽ biết điều đó - và nội dung được cung cấp sẽ không còn quan trọng nữa.
Video View Custom Audiences:
Làm thế nào để có được một lượng khán giả hiệu quả để nhắm mục tiêu sau này? Ngay cả khi web bạn có các bài viết hữu ích, bạn cũng cần tốn chi phí kha khá để thu hút lượng truy cập và có được danh sách Website custom audiences đủ cần.
Video là một lựa chọn tốt nhất cho bạn. Bạn có thể tạo danh sách khán giả dựa trên số lượng ngưỡi đã xem video. Tùy thuộc vào tỷ lệ phần trăm, chi phí xem video có thể là một phần nhỏ so với chi phí nhấp chuột vào website của bạn.
Mặc dù chất lượng của danh sách này cũng thấp hơn nhưng phương pháp này cho phép bạn xây dựng một đối tượng có liên quan nhanh hơn và ít tốn kém hơn.
Canvas Custom Audiences:
Facebook Canvas là một định dạng quảng cáo cho phép các nhà Facebook Marketing kể một câu chuyện tương tác. Mặc dù lợi thế là có thể trình bày nhiều loại phương tiện truyền thông ở định dạng tải nhanh, nhưng nó cũng có nghĩa là bạn sẽ không hướng lưu lượng truy cập vào website của bạn (trừ khi ai đó nhấp vào liên kết trong Canvas).
Bằng cách tạo ra một đối tượng của bất kỳ ai mở Canvas của bạn, về cơ bản là bạn đã tạo ra dạng mở rộng của Website custom audiences.
Page Likes/Fans:
Thời “vàng son” của những con số cho biết số lượng Fan, số lượng Liked trên trang Facebook không còn nữa. Tuy nhiên, nếu trang bạn có số lượng Fan “thật” đủ nhiều và thường xuyên có tương tác thì bạn hoàn toàn vẫn nhận được kết quả tốt. Nhưng thực tế cho thấy điều đó cũng không mạng lại hiệu quả nhiều như các phương pháp khác ở trên.
Lookalike Audiences:
Đây là tập đối tượng giúp bạn tự động hóa quá trình đoán về sở thích và hành vi mà bạn nên có khi thực hiện nhắm mục tiêu. Facebook nhìn vào những người trong đối tượng hiện tại của bạn (đối tượng tùy chỉnh, chuyển đổi hoặc trang thích) và tìm giúp bạn những đối tượng tương tự như họ.
Đây là một lựa chọn tốt để giúp bạn mở rộng mạng lưới khi danh sách khách hàng của bạn còn ít trong thời gian đầu. Tuy nhiên, mục tiêu của bạn nên là chuyển ngân sách qua các Audiences khác theo thời gian để tiếp tục phát triển.
Interests:
Trước đây khi Facebook cho phép chúng ta nhắm chọn theo sở thích và hành vi, chúng ta nghĩ đó là điều tuyệt vời nhất trên thế giới, nhưng thật sự không hề như vậy.
Tuy nhiên, phương pháp này không phải là vô giá trị. Nhưng thay vì nhắm chọn theo sở thích và hành vi, bạn có những lựa chọn tốt hơn, hãy sử dụng thêm những Audiences theo gợi ý ở trên.
2. Phễu bán hàng (Funnels)
Khái niệm phễu bán hàng (Funnels) bản chất là sự tiếp nối của việc nhắm chọn đối tượng. Bạn có thể có các Audience hiệu quả và chưa sử dụng các phễu thì bạn cũng đang bỏ lở khá nhiều cơ hội.
Có nhiều người sử dụng quảng cáo Facebook chỉ để bán hoặc chỉ để có được một số loại chuyển đổi mà không sử dụng các phễu bán hàng. Facebook có thể mang lại rất nhiều khách hàng tiềm năng cho bạn, tuy nhiên, vấn đề là chúng ta thường cho rằng họ sẽ mua, họ sẽ mua ngay bây giờ và điều đó là không đúng.
Quy trình mua hàng gồm nhiều giai đoạn và khách hàng sẽ ở các giai đoạn khác nhau trước khi quyết định mua hàng. Chúng ta cần phải có chiến lược phù hợp, khác nhau với khách hàng trong mỗi giai đoạn đó.
Thực tế cho thấy đối tượng hiệu quả nhất để có chuyển đổi là khách hàng truy cập website của bạn. Nếu bạn không có phễu lọc lại các đối tượng thì bạn cần phải xây dựng phễu để nhắm chọn hiệu quả.
Bạn có thể tham khảo các chiến dịch với ba mục tiêu khác nhau cùng một lúc:
Miệng phễu bán hàng (nhấp chuột trang web, lượt xem video hoặc tương tác)
Thu thập email (đăng ký, giai đoạn trước khi mua hàng, chọn tham gia)
Bán
3. Loại Quảng cáo
Trước hết, bạn phải đảm bảo sử dụng loại quảng cáo phù hợp với mục tiêu. Như đã đề cập trước đó, nếu mục tiêu của bạn là chuyển đổi, hãy sử dụng liên kết; Nếu mục tiêu của bạn là lưu lượng truy cập, sử dụng một liên kết hoặc quảng cáo carousel; Nếu mục tiêu của bạn là lượt xem video, hãy sử dụng video; Nếu mục tiêu của bạn là tương tác hãy sử dụng hình ảnh (hoặc video).
Nhưng điều này không phải lúc nào cũng chính xác và bạn nên thử những loại quảng cáo khác nhau.
Nhiều nhà quảng cáo cũng thường sai lầm, họ nghe về thành công với quảng cáo video, do đó, họ sử dụng video để nhận được chuyển đổi. Nhưng trong trường hợp này, bạn phải hiểu rõ không có nhiều khả năng nhấp vào nút CTA trên video khi bạn đang sử dụng các quảng cáo liên kết
Và điều đó không có nghĩa là bạn không nên sử dụng quảng cáo video. Bạn phải biết được rằng mọi loại quảng cáo có những mục tiêu khác nhau và sẽ xảy ra các tương tác gì khi người dùng xem mẫu quảng cáo của bạn
4. Theo dõi và báo cáo
Tất nhiên, bạn PHẢI sử dụng pixel Facebook để theo dõi chuyển đổi. Có khác biệt giữa cách đo lường chuyển đổi của Facebook và Google Analytics. Khi Facebook báo cáo một chuyển đổi, có thể là bất kỳ ai đã xem quảng cáo của bạn (không nhấp chuột) và chuyển đổi trong vòng một ngày hoặc nhấp vào quảng cáo của bạn và chuyển đổi trong vòng 28 ngày.
Ví dụ phổ biến nhất là người nào đó nhấp vào quảng cáo của bạn và truy cập vào trang đích của bạn (Landing Pages) . Họ không chuyển đổi ngay tại thời điểm đó. Nhưng có thể họ sẽ trở lại vào cuối ngày hôm đó. Google Analytics sẽ không cho ghi lại truy cập này. Nhưng dĩ nhiên lượt chuyển đổi này nên được tính.
Một tính năng khác để theo dõi và báo cáo là chuyển đổi ngoại tuyến (offline) . Nếu bạn không sử dụng pixel hoặc theo dõi chuyển đổi ngoại tuyến, bạn chỉ nhận được những thông tin rất ít. Do đó, bạn có thể đưa ra các quyết định liên quan đến chiến dịch dựa trên thông tin không đầy đủ.
5. Split Testing
Bạn cần phải kiểm tra và thử nghiệm với nhiều quảng cáo khác nhau. Bạn chỉ chạy một chiến dịch với một bộ quảng cáo duy nhất và khi quảng cáo thấy không hiệu quả và sau đó tuyên bố rằng quảng cáo trên Facebook là một thất bại.
Vì vậy, hãy thử nghiệm nhiều cách. Tìm những gì hiệu quả nhất về nhắm chọn, tối ưu hóa, nội dung quảng cáo, hình ảnh và nhiều thay đổi khác.
Bạn có thể thực hiện việc này theo cách phi khoa học (tạo nhiều chiến dịch, bộ quảng cáo ad set hoặc quảng cáo có thể trùng lặp trong nhắm chọn) hoặc bạn có thể sử dụng công cụ phân tích mới được xây dựng sẵn của Facebook, built-in split-testing tool.
Với cách tiếp cận bài bản, Facebook sẽ cho bạn một ngân sách tối thiểu. Đó là bởi vì dữ liệu bạn phải có đủ để cho kết quả có ý nghĩa khi thử nghiệm. Nếu bạn không có được ngân sách tối thiểu này, bạn phải đảm bảo rằng bạn đang tạo một kích thước mẫu thực sự có nghĩa cho việc đánh giá hiệu quả quảng cáo.
Tôi thường nghe về các nhà quảng cáo thử nghiệm tách nhiều quảng cáo, dựa trên ngân sách thấp trong nhóm quảng cáo. Điều đó có thể tốt nếu bạn đang cố gắng thu hút sự quan tâm, lượt xem video hoặc tạo traffic. Nhưng nếu bạn đang cố gắng để có được doanh số bán hàng?
6. Nội dung
Nội dung là quan trọng nhưng cũng rất đa dạng nên sẽ khó có những gợi ý cụ thể, một kế hoạch chi tiết hoặc 1 khuôn mẫu để bạn sử dụng sao cho hiệu quả. Sẽ không có nội dung quảng cáo lý tưởng nào dành cho tất cả các đối tượng và các trường hợp, bạn nên tùy biến dựa vào đối tượng và các trường hợp của bạn.
Bạn có thểm tham khảo một số điểm lưu ý sau khi xây nội dung quảng cáo:
Thu hút người dùng ngay từ các dòng đầu tiên. Điều đó không có nghĩa là bạn chỉ có một vài dòng văn bản. Nhưng biết rằng bạn cần là thu hút sự chú ý của người xem ngay từ những dòng đầu tiên. Lưu ý là nội dung quảng cáo của bạn sẽ bị cắt và vị trí cắt sẽ khác nhau tùy vào vị trí xuất hiện quảng cáo (desktop, máy tính bảng, điện thoại thông minh).
Nội dung có những từ mang tính Call-to-action. Sẽ thật lãng phí nếu quảng cáo chỉ chia sẻ liên kết, và chỉ có chừng đó, không có bình luận, không có lời kêu gọi hành động.
Bạn cần phải cung cấp một số từ ngữ mang tính chỉ dẫn hành động. Đó có thể là "nhấp để tìm hiểu thêm" hoặc đơn giản bằng cách sử dụng nút Mua ngay, Đăng ký,…. hãy để khán giả biết bạn muốn họ làm gì.
Chính tả, ngữ pháp và định dạng là rất quan trọng. Điều này xem ra có vẻ hiển nhiên, nhưng bạn thấy đấy vẫn có nhiều mẫu quảng cáo vẫn phạm lỗi này. Định dạng bao gồm viết hoa, đoạn văn/ngắt dòng,... và lỗi chính tả, dấu câu, ngữ pháp. Nếu sơ suất có thể “giết chết” một quảng cáo mà bạn đã phải đầu tư rất nhiều công sức cho hình ảnh, nội dung. Dĩ nhiên, trong tất cả các trường hợp này chúng ta không nên thực hiện một cách rập khuôn, bạn vẫn cần biết đối tượng và tình huống của mình.
7. Hình ảnh
Một lần nữa, các nhà quảng cáo thường muốn biết loại hình ảnh tốt nhất là họ nên sử dụng. Hình ảnh là quan trọng, nhưng nếu hình ảnh quảng cáo trên Facebook đều tuân theo cùng một quy tắc thì những designer sẽ mất đi sự sáng tạo và thất nghiệp mất!
Để hình ảnh quảng cáo Facebook hiệu quả bạn nên biết được mục đích hình ảnh của bạn là gì, và đương nhiên hình ảnh quảng cảo nên thu hút người dùng và sẽ giúp người quảng cáo kể lên câu chuyện của mình. Bạn nên giới hạn text trong hình ảnh của mình, nguyên tắc 20% có thể sẽ không còn nữa, nhưng text quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến phân phối quảng cáo đến người dùng và chi phí quảng cáo của bạn.
Bạn nên sử dụng hình ảnh con người và màu sắc tươi sáng sẽ đem lại hiệu quả hơn. Bạn hãy thử nghiệm và tìm thấy những gì phù hợp với bạn.