10 bước đơn giản để biến ý tưởng thành ứng dụng di động

ngày 07-11-2016

Bạn có ý tưởng tuyệt vời về một ứng dụng di động nhưng bạn không biết cách làm thế nào để hiện thực hóa và thu được lợi nhuận từ ứng dụng đó. Giống như những nhà khởi nghiệp với ứng dụng di động, bạn cần phải biết cách làm. Có thể có ai đó khuyên bạn hãy đi thuê một lập trình viên ứng dụng di động và đầu tư vào đó một khoản tiền. Nhưng cũng sẽ có những người thực tế hơn nói với bạn rằng nếu làm như vậy thì rủi ro là quá lớn. Hiện nay bạn cũng có thể tìm thấy một số công cụ, phần mềm cho phép bạn xây dựng được ứng dụng di động, giúp ước mơ của bạn thành hiện thực nhưng trước khi bắt đầu, bạn nên có một kế hoạch cộng thêm phần làm việc và quan trọng là quyết tâm thực hiện của chính bạn.
Bài viết này sẽ đưa ra một hướng dẫn sau gồm 10 bước sẽ dẫn dắt bạn chi tiết công việc trong từng bước để bạn có thể hiện thực việc tìm kiếm lợi nhuận từ ý tưởng lớn của chính mình. Hãy bắt đầu ngay nào….
 

Bước 1: Đặt mục tiêu

 
Hãy gác lại những gì liên quan tới công nghệ sang một bên, lấy bút viết ra và hãy xác định bạn muốn đạt được những gì. Điểm xuất phát trong thế giới của phát triển ứng dụng là giấy và bút, chứ không phải những đoạn lệnh và thiết kế phức tạp.
-Thật sự bạn muốn ứng dụng của bạn làm được gì?
-Ứng dụng đó giải quyết vấn đề gì?
-Ứng dụng đó thu hút người dùng như thế nào?
-Nó đơn giản hóa cuộc sống của chúng ta như thế nào?
 
Đặt mục tiêu
 
Bạn sẽ không thể tồn tại trong bất kì ngành nghề nào nếu như không xác định được mục tiêu cụ thể rõ ràng! Tầm nhìn nông cạn sẽ khiến bạn và những người cộng tác với bạn thất bại. Trước khi làm một công việc, hãy vẽ ra những gì bạn muốn hoàn thành thật rõ ràng!
 

Bước 2: Phác thảo ý tưởng

 
Không! Bây giờ vẫn chưa phải lúc bật máy tính lên. Bây giờ bạn cần dùng bút và tờ giấy có đáp án cho những câu hỏi về mục đích của ứng dụng và đến lúc cần phát thảo ra ứng dụng sẽ như nào. Từ đó, hãy chuyển những ý tưởng rõ ràng của bạn thành bài trình bày trực quan. Quyết định xem là bạn muốn ứng dụng này miễn phí và cho phép quảng cáo để tạo ra lợi nhuận, hay bạn muốn nó sẽ là một ứng dụng có phí khi tải xuống. Bạn có thể cung cấp nhiều tùy chọn cho người dùng đối với việc mua ứng dụng. Nếu đó là những gì bạn muốn làm, hãy chắc chắn rằng bạn đã phác thảo ra nó một cách tốt nhất. 
Phát thảo ý tưởng
 

Bước 3: Nghiên cứu, nghiên cứu và sau đó nghiên cứu tỉ mỉ hơn nữa

 
Bây giờ bạn có thể bật máy tính lên, nhưng đừng lao vào thiết kế ứng dụng một cách mù quáng. Công việc nền tảng đến đây gần như đã hoàn thành, bạn cần phải xoáy sâu nghiên cứu về tính cạnh tranh, tính khác biệt của ứng dụng. Tôi biết bạn có một ý tưởng riêng nhưng những con số lại không đứng về phía bạn- rất có thể đã có rất nhiều người cố gắng làm theo ý tưởng giống như bạn vậy. Bạn phải nhìn nhận sự việc ở 2 góc độ khác nhau. Một là bạn có thể thất bại và bỏ cuộc, hoặc hai là bạn nhìn được vấn đề của những đối thủ cạnh tranh và có thể làm cho ứng dụng của mình tốt hơn. Tôi thì ủng hộ ý thứ hai hơn. Hãy đọc những nhận xét về đối thủ cạnh tranh, xem mọi người đã thích hoặc không thích điều gì ở ứng dụng đó. Sau đó, bạn sẽ sử dụng những thông tin đó làm điểm lợi thế cho mình. Tiếp theo, quay về với giấy và bút ở bước một và hai để điều chỉnh ý tưởng của bạn một cách phù hợp.
Sau khi xem xét và chỉnh sửa, nghiên cứu của bạn cần phải thay đổi trọng tâm một chút. Đó là lúc để khai thác điểm mạnh của Internet. Ứng dụng của bạn có thực sự là một ý tưởng khả thi? Đây sẽ là nơi bạn kiểm tra những ràng buộc, giới hạn bản quyền và những kĩ thuật triển khai sao cho khả thi. Bước này rất quan trọng vì nó sẽ giúp bạn tiết kiệm tiền về sau. Bạn không thể bước tiếp và tốn thời gian cho một ý tưởng bất khả thi. Hãy tìm ra những điểm không ổn và nếu cần, có thể tìm ra lối đi khác (Lưu ý: tôi không nói là bỏ cuộc) để bạn không phải bắt đầu lại. 
 
Nghiên cứu, nghiên cứu và sau đó nghiên cứu tỉ mỉ hơn nữa
 
Tiếp theo, chuyển chú ý của bạn sang bán hàng và tiếp thị. Đối chiếu lên bản phác thảo ý tưởng về việc bạn kiếm tiền từ ứng dụng như thế nào. Bạn sẽ tiếp tục trung thành với ý tưởng ban đầu hay sẽ thay đổi nó? Bạn thích ý tưởng nào hơn? Bạn đang tiếp thị cho thanh thiếu niên, các bậc phụ huynh, trẻ em, giáo viên, khách du lịch, hay game thủ? Hãy xác định đối tượng mục tiêu ngay từ bây giờ, nó sẽ giúp bạn thu hẹp phạm vi ý tưởng thiết kế.
Sau khi đã tận dụng hết khả năng nhìn xa trông rộng của mình, bạn có thể bắt đầu tìm kiếm những ý tưởng thiết kế. Trang web 99designs là nơi tuyệt vời để trải nghiệm những ý tưởng thiết kế mới mẻ và sáng tạo. Hãy ghé qua và tìm những mẫu ưa thích, và khi xem xét các mẫu thiết kế phải luôn nhớ đến đối tượng mục tiêu của bạn. Hình thức bên ngoài rất quan trọng với thành phẩm cuối cùng của bạn.
 
Bạn đã sẵn sàng học Lập trình di động? Xem ngay chương trình học tại đây nhé!

 

Bước 4: Wireframe

 
Trong thế giới công nghệ, thiết kế wireframe chính là một kịch bản đồ họa xuất sắc. Đây chính là nơi để thể hiện ra ý tưởng phát thảo và thiết kế, và bạn sẽ cụ thể hóa những ý tưởng đó rõ ràng và theo dạng chức năng hơn. Đây chính là nền tảng cho quá trình phát triển ứng dụng, vì thế nó là bước cực kì quan trọng. Sẽ có những mẫu stack có sẵn trong wireframe trên web mà bạn có thể lấy để hỗ trợ cho việc hiện thực hóa bản phác thảo với những chức năng như nhấp vào các icons. Bí quyết chính là bạn phải tìm được những mẫu stack mà bạn thấy thích, phù hợp và sử dụng dễ dàng.
 
Wireframe
 

Bước 5: Thiết kế giao diện

 
Đây là lúc dành thời gian để thuê một nhà thiết kế để tạo ra giao diện cho ứng dụng của bạn, giao diện người dùng. Giao diện của người dùng là phần vô cùng quan trọng của ứng dụng bởi vì thiết kế và cách điều hướng đơn giản sẽ cuốn hút người dùng. Thông qua quá trình thiết kế, bạn cần phải ghi nhớ những phản hồi từ những người kiểm thử trước đó, và bạn cần phải chắc chắn rằng thiết kế và điều hướng phải luôn được đối chiếu với những phản hồi đó.
Nếu bạn đã thuê một thiết kế đồ họa cho ứng dụng, bạn sẽ cần phải có được một giao diện có độ phân giải cao, hoặc màn hình trực quan hấp dẫn dựa trên wireframe của bạn cho ứng dụng.
Nếu bạn dùng phần mềm chỉnh sửa WYSIWYG, bạn cần phải tự mình chọn khuôn mẫu và bố cục cho màn hình. Bạn hãy thử kiểm tra giao diện người dùng dưới góc nhìn của người dùng để có cái nhìn khách quan hơn.
 

Bước 6: Xây dựng ứng dụng

 
Tại thời điểm này trong quá trình phát triển, bạn đã có một kịch bản mà bạn muốn ứng dụng của mình hoạt động như thế nào. Bây giờ chính là lúc sử dụng kịch bản đó để bắt đầu cho việc triển khai các chức năng của ứng dụng.
Hãy sử dụng wireframe của bạn, bạn cần phải phân định rõ các xử lý backend, API và mô hình dữ liệu. Bạn sẽ phân tích và lên danh sách các chức năng cần thực hiện, lập mô hình dữ liệu và các kịch bản tương tác trong ứng dụng. Bất kể phương pháp nào mà bạn chọn sử dụng để phát triển ứng dụng thì đều bắt buộc bạn phải tạo ra những mô hình rõ ràng. Các mô hình này giống như là những bản hướng dẫn cho mọi người trong quá trình triển khai dự án để đảm bảo dự án theo đúng yêu cầu đặt ra. Nếu như bạn gặp vấn đề trong quá trình phân tích, bạn có thể chỉnh lại wireframe tương ứng với sự thay đổi.
Sau đó bạn sẽ xác định môi trường triển khai ứng dụng là Android, iOS hay Windows Phone, tùy theo mục tiêu của ứng dụng. Và lúc này chính là thời điểm  để đăng kí cho các App Store. Bạn cần tạo một tài khoản cho Google Play và Apple để có thể có được ứng dụng của bạn từ trên cửa hàng. Quá trình này có thể mất vài ngày, vì thế không nên trì hoãn bước này.
Giai đoạn 5 và 6 có thể thực hiện lần lượt là front-end trước rồi back-end hoặc có thể thực hiện song song. Nếu bạn làm front-end trước, bạn có thể hiểu được rõ hơn cách hoạt động của ứng dụng và biết được trong back-end có những phần nào là quan trọng, phần nào chưa cần thiết. Nếu làm front-end và back-end song song thì bạn có thể có bắt đầu với front-end trên dữ liệu giả lập, sau đó thực hiện back-end tương ứng với front-end đó. Khi đã xong, bạn sẽ kết hợp lại để đảm bảo rằng việc kết nối là ổn rồi tiếp tục đến các chức năng khác cho đến khi hoàn chỉnh ứng dụng. 
 

Bước 7: Kiểm tra bản demo

 
Đây là bước mà bạn không thể bỏ qua. Hãy đem bản demo cho bạn bè, gia đình, và bất kì ai sẵn sàng dành cho bạn những lời phê bình có tính xây dựng. Đừng lãng phí thời gian cho những ai sẽ chỉ nói với bạn rằng: “Nó thật tuyệt!” . Hãy tìm kiếm những ý kiến hoài nghi và phê bình. Sự trung thực thẳng thắng là cực kì quan trọng ở gian đoạn này.
Đừng ngại khi nhìn kĩ động thái khi những người này đang dùng bản demo để xem cách mà họ phản ứng với mọi thứ. Nếu bạn cần có sửa đổi trong bố cục hoặc trong những đường chuyển hướng, hãy làm như vậy. Hãy chú ý đến những người dùng, và cố gắng làm theo những gì họ nghĩ, chứ không phải của riêng bạn.
Mục tiêu cuối cùng của bạn ở bước này là hoàn thiện ứng dụng mình hơn. 
 
Kiểm tra bản demo
 
Bạn phải tiến hành một loạt các thử nghiệm trên ứng dụng trong trạng thái hoàn thiện để đảm bảo rằng giao diện ứng dụng và sự cảm nhận của bạn về nó đạt đúng như kỳ vọng. Proto/io và Pixate là hai công cụ có thể giúp bạn thử nghiệm ứng dụng của bạn. Chúng cho phép bạn thêm các liên kết điều hướng ứng dụng, cũng như giúp bạn trải nghiệm sự tương tác và thiết kế cuối cùng của ứng dụng. Bạn có thể sử dụng những thông tin nhận được từ lần thử nghiệm này để đi tiếp.
 

Bước 8: Sửa đổi và điều chỉnh

 
Bây giờ, ứng dụng của bạn đang đã đầy đủ chức năng và bạn nhận thấy vẫn còn một vài thứ để điều chỉnh. Hãy tiếp thu những ý kiến đóng góp và chọn phương án phù hợp để triển khai cho ứng dụng của bạn. Bạn sẽ khắc phục, hiệu chỉnh những vấn đề được phát hiện trong giai đoạn thử nghiệm. Sau cùng, hãy họp nhóm phát triển ứng dụng và nhà thiết kế để quyết định những thay đổi có giá trị cho ứng dụng của bạn.
 

Bước 9: Kiểm tra lần cuối

 
Bạn đã xem xét ứng dụng của bạn thông qua các cách nhìn khác nhau và bạn nghĩ ứng dụng hoạt động tốt, đạt được sự hài lòng về tính thẩm mỹ và không có lỗi. Bây giờ bạn cần phải khảo sát xem ứng dụng chạy như thế nào trong đời thực.
IOS yêu cầu bạn sử dụng platform tên là TestFlight để thử nghiệm ứng dụng của bạn. Với ứng dụng Android, bạn có thể sử dụng ubertesters.com để kiểm tra lần nữa ứng dụng của bạn và có thể mời người sử dụng và góp ý cho ứng dụng của bạn.  
 

Bước 10: Phát hành ứng dụng

 
Bạn đã về đến đích! Bạn đã hiện thực hóa ý tưởng của mình, và bước cuối cùng là chia sẻ nó với mọi người. Hy vọng rằng bạn đã giải quyết được một vấn đề to lớn nào đó hoặc là ứng dụng đã là mang lại tiện nghi và niềm vui nào đó cho cuộc sống. Bất luận thế nào, bạn cũng đã hoàn thành được một ứng dụng và giờ là lúc phát hành nó.
Android và IOS, nột lần nữa lại rất khác nhau về việc marketing ứng dụng. Nếu bạn gắn bó trong ngành này, bạn sẽ thấy rõ một điều – Android ít nghiêm ngặt hơn. Cho dù thế nào, cả hai đều có những ưu khuyết điểm riêng, nhưng đã là một nhà doanh nghiệp ứng dụng, bạn cần phải tìm hiểu các quy tắc của cả hai.
 
Phát hành ứng dụng
 
Bạn có thể dễ dàng thêm ứng dụng của mình vào các cửa hàng Android mà không qua bất kì xét duyệt nào, ngay lập tức ứng dụng sẽ được bày bán trên Google Play Store. Mặc khác, IOS xem xét ứng dụng của bạn trước khi phổ biến đến mọi người. Nếu không thông báo thời gian chính xác cho việc đội ngũ Apple kiểm duyệt và đưa ứng dụng của bạn lên “kệ”, bạn có thể phải đợi khoảng một tuần.
Nếu bạn lo lắng về việc sở hữu ứng dụng của bạn trên thiết bị người dùng, bạn cũng có thể công bố trong Pre-Apps. Đây là một cơ hội tuyệt vời để ứng dụng của mình được xem bởi những người muốn trải nghiệm ý tưởng mới. Hãy nhớ rằng, những người này luôn đưa ra nhận xét và đóng góp ý tưởng, vì vậy thông tin phản hồi từ họ có thể có ích cho bạn. 
Phải nhớ rằng bạn còn phải bán ứng dụng của mình. Bởi vì ứng dụng của bạn có mặt trong store không có nghĩa ngày mai bạn sẽ bắt đầu làm ra tiền triệu. Việc tiếp thị cũng không thể thiếu và lời khuyên cho bạn là nên bắt đầu nghiên cứu các chiến lược marketing để ứng dụng của bạn có thể đến với thế giới vào một ngày không xa.
 
Dịch từ trang biznessapps.com
 
ai
Trung Tâm Tin Học
ai
Trung Tâm Tin Học
Chào mừng bạn đến với Trung Tâm Tin Học.
Bạn đang cần hỗ trợ thông tin gì ạ? Hãy Chat ngay với chúng tôi nhé.